Đảo Nam Yết Quần đảo Trường Sa

Đảo Nam Yết (tên quốc tế: Namyit Island) thuộc quần đảo Trường Sa, ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình  khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, cách đá Ga Ven khoảng 6 hải lý về phía Đông.

đảo Nam Yết quần đảo Trường Sa

Đảo Nam Yết quần đảo Trường Sa – Việt Nam

 

Đặc điểm

Đảo Nam Yết rộng 0,06 km², cách đất liền hơn hai ngày, hai đêm đi tàu thủy. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông, được xây dựng trong 8 năm, từ năm 1998 đến năm 2006 thì hoàn thành. Đảo có một vành đá san hô bao quanh và có chim biển sinh sống. Trên đảo có nhiều cây xanh: dừa, mù u, phi lao, keo, phong ba, bão táp…

Bờ đảo Nam Yết gồm các bãi cát vụn san hô nhẹ và xốp, không ổn định, thường thay đổi theo mùa gió tác động. Thềm san hô là một bãi cạn rộng lớn, mở rộng về phía tây tới 2.000 m, có thảm cỏ biển phát triển, bên ngoài là đới mặt bằng rạn.

đảo nam yết việt nam

Hành chính

Về mặt hành chính, đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa… Xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa được thành lập năm 2007 trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Khu bảo tồn biển Nam Yết

Khu bảo tồn biển đảo Nam Yết nằm ở phía nam cụm đảo Nam Yết. Khu bảo tồn cách thành phố Nha Trang khoảng 450 km về phía Đông Nam

Khu bảo tồn biển Nam Yết có tổng diện tích 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha. Đây là khu bảo tồn biển lớn nhất Việt Nam.

Giới thiệu về đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; tiếng Trung Quốc: 南沙群岛 – Nam Sa quần đảo; tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan; tiếng Malay và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm nằm ở Biển Đông. Đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

 

giới thiệu du lịch đảo Trường Sa

Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn

Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2 nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2) nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.

Đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, khoảng từ vĩ tuyến 6030’ Bắc đến 12000’ Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111030’ Đông đến 117020’ Đông. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng gần 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.

Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khoảng 3 – 5m. Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao khoảng 4 – 6m lúc thủy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2). Ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2 nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2) nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.

Trên đảo Trường SaSong Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng Công ty Bảo đảm hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, đảo An Bang, đảo Đá Tây.

Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại. Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5 – 10 cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Song Tử Đông, đảo Trường Sa. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao. Không chỉ có trữ lượng tài nguyên khá lớn, đa dạng mà quần đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược quan trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Một số hiện tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền. Khí hậu ở quần đảo Trường Sa có thể chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn vào khoảng hơn 2.500 mm. Hiện tượng dông trên vùng biển quần đảo này rất phổ biến, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.

Sắp mở đường bay du lịch Trường Sa

Mở tuyến du lịch Trường Sa bằng máy bay, giúp mong ước của hàng triệu triệu người dân Việt Nam muốn được một lần ra Trường Sa đã sắp thành hiện thực.

Du lịch Trường Sa bằng máy bay

Du lịch Trường Sa bằng máy bay sắp trở thành hiện thực.

“Theo tôi, không lên kéo dài tour du lịch Trường Sa quá nhiều ngày vì như vậy sẽ tốn kém, nhàm chán. Nhưng cũng không nên quá ngắn ngày vì như vậy du khách chưa kịp để cảm nhận hết vẻ đẹp của Trường Sa. Vì thế, chỉ nên tổ chức tour khoảng 3 ngày 2 đêm là hợp lý”, vị giám đốc nêu quan điểm.

Vấn đề nữa, như ông Thắng nói, đi du lịch bằng máy bay sẽ rút ngắn được thời gian, tiết kiệm chi phí nhưng ngược lại cũng có nhiều hạn chế nhất định.

Theo ông, nếu đi bằng máy bay du khách sẽ chỉ phải bay thẳng một mạch từ đất liền ra đảo, giao lưu với người dân, bộ đội trên đảo rồi về mà không được đi nhiều điểm, không được thong dong ngồi thuyền câu cá, hoặc tham gia các trò thể thao trên biển…Như vậy, sẽ thiếu cái thú vị cho du khách.

Do đó, các doanh nghiệp kinh khai thác du lịch khi đã trúng thầu phải tính tới giải pháp khắc phục hạn chế trên.

“Phải xây dựng cơ sở lưu trú, nơi ăn nghỉ, khu vơi chơi, giải trí phục vụ du khách vào ban đêm. Cũng có thể trang bị thêm các thuyền cao su để du khách có thể đi câu cá, du lịch quanh đảo Trường Sa, ngắm san hô trên đảo vào ban đêm”. Nhưng ông Thắng đặc biệt lưu ý, mọi vấn đề xây dựng phải được tính toán bài bản, giữ nguyên hiện trạng biển đảo, tránh làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của sinh vật biển.

Cuối cùng, ông Thắng cho hay, vấn đề truyền thông, ngoại giao cũng phải khéo léo. Vì Trường Sa vẫn là khu vực nằm trong khu vực đang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và trung Quốc, do đó, khi đưa du khách ra thì các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp lữ hành phải tính toán tới yếu tố an toàn cho du khách.